Giá vé tham quan Ninh Bình (Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc..)- các địa điểm đẹp, nổi tiếng nhất

Giá vé tham quan Ninh Bình (Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc..)- review các địa điểm du lịch đẹp nổi tiếng nhất, kinh nghiệm đi, đặt phòng, combo, tour du lịch Ninh Bình trọn gói giá tốt nhất

☎️ Hotline tư vấn: 0866.010.055

(Đặt phòng, villa, xe, vé, golf, nhà hàng, voucher, combo, tour, tổ chức tiệc, gala, sự kiện, hội nghị, team building, tour du lịch nghỉ dưỡng trọn gói giá tốt nhất)

Du lịch Ninh Bình đang được rất nhiều du khách quan tâm. Thuộc top những tỉnh có lượng khách đến đông nhất miền Bắc, Ninh Bình là một địa điểm du lịch tuyệt vời cho Quý khách. Dưới đây là chi tiết bảng giá vé tham quan du lịch các địa điểm du lịch nổi tiếng, đẹp nhất ở Ninh Bình. Review, kinh nghiệm, đi tour du lịch Ninh Bình có gì?

Mục lục

Khu du lịch Tràng An Ninh Bình- các địa điểm tham quan, địa chỉ, giá vé

– Địa chỉ:  Tràng An, Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình
– Giá vé: 200k/người, trẻ em dưới 1m40 giá vé 100k/lượt, tham quan Tràng An cổ 45k/lượt

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm và hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km về hướng Nam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách thành phố Tam Điệp 16 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách Hà Nội 96 km theo hướng nam.

Trong quần thể danh thắng Tràng An, trung tâm cố đô Hoa Lư ở vị trí phía bắc, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động ở vị trí phía nam còn khu du lịch sinh thái Tràng An thì ở vị trí trung tâm. 3 khu vực này được liên kết với nhau bằng khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đầm.

Các di tích văn hóa tại quận thể khu du lịch Tràn An Ninh Bình 

Đền Trình

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Đền Trình là nơi thờ 4 công thần nhà Đinh là 2 vị Tả Thanh Trù và 2 vị Hữu Thanh Trù. Đương triều họ là Giám sát Đại tướng quân cai quản kho vàng, két bạc của vua. Tương truyền, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, triều đình rối ren, họ đã mang giấu Đinh Toàn tại đây để tránh sự truy bắt của Lê Hoàn.

Khi Thái hậu Dương Vân Nga trao mũ áo long bào nhường ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, các ông đã không khuất phục và tuẫn tiết tại khu vực này, nhân dân đã xây dựng ngôi Phủ bên sườn núi để thờ các ông.

Đền Tứ Trụ

Đền Tứ Trụ nằm cạnh đền Trình, là di tích thờ 4 vị đại thần nhà Đinh gồm Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú.

Sách Đại Nam Quốc sử Diễn ca cũng như thơ ca dân gian thường nói đến Tứ trụ “Bặc, Điền, Cơ, Tú” tức là bốn người trụ cột của triều nhà Đinh. Tứ trụ là 4 vị quan thân cận, cùng quê hương và cùng tuổi với Đinh Tiên Hoàng Đế, từng giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Các vị đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ hiện được thờ ở rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình.

Đền Trần Ninh Bình

Đền Trần Ninh Bình do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau này vua Trần Thái Tông về đây lập hành cung Vũ Lâm tiếp tục cải tạo bề thế hơn nên được gọi là đền Trần. Đền Trần là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn. Đền còn có tên là đền Nội Lâm (ngôi đền trong rừng). Đền Trần Nội Lâm cùng với Vũ Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều đại nhà Trần.

Phủ Khống

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Phủ Khống nằm trên một dải đất hẹp, lưng tựa vào hang Khống, bên phải là dãy núi đá dựng đứng, trước mặt là thung lủng nước mênh mông. Phủ Khống là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan trong triều đình mang nhiều quan tài chôn theo các hướng rồi cùng tự sát để giữ kín những bí mật về ngôi mộ thật.

Một vị tướng trấn giữ thành nam vô cùng cảm kích trước nghĩa khí của 7 vị trung thần liền lập bát nhang thờ cúng ở đây. Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước cửa Phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần. Cây thị nghìn năm tuổi mà quả có hai loại: 1 tròn và 1 dẹt.

Hành cung Vũ Lâm

Hành cung Vũ Lâm nằm sâu trong khu vực rừng núi của Quần thể di sản thế giới Tràng An. Trung tâm hành cung Vũ Lâm thờ vua quan nhà Trần. Dưới triều của nhà Trần có danh thần Trương Hán Siêu, ông gốc là người Ninh Bình, là một danh sĩ nổi tiếng thời Trần, và là môn khách đắc lực của Trần Hưng Đạo.

Trương Hán Siêu có tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Trong giai đoạn vua Trần Nhân Tông về vùng đất này để tu hành thì sau đó danh thần Trương Hán Siêu cũng đã lui về ẩn tu và lập am tu tập tại quê hương Ninh Bình. Chính vì vậy mà Trương Hán Siêu cũng được nhân dân thờ tại khu di tích này.

Đền Cao Sơn

Đền Cao Sơn thờ thần Cao Sơn trấn Tây Hoa Lư tứ trấn. Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở Ninh Bình thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm (tức vùng núi phía tây Ninh Bình ngày nay nên còn được gọi là vị thần tây trấn Hoa Lư tứ trấn), con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi vâng mệnh vua anh (Hùng Vương thứ nhất) đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập nhiều đền thờ

Đền Suối Tiên

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Đền Suối Tiên nằm ở thượng nguồn dòng sông Ngô Đồng, thực chất là điểm kéo dài của tuyến du lịch Tam Cốc nhưng lại được kết nối trong tuyến du lịch thứ 2 trong Khu du lịch sinh thái Tràng An. Đền thờ thần Quý Minh trấn Nam – Hoa Lư tứ trấn.

Các hang động ở Tràng An Ninh Bình 

Hang Địa Linh

Hang Địa Linh dài khoảng 1500m và là hang đầu tiên trong cuộc hành trình xuất phát từ bến thuyền sông Sào Khê thăm quan tuyến số 1. Hang còn có tên là hang Châu Báu vì khi vào đây du khách sẽ có cảm giác như lạc vào kho báu của những nhũ đá hóa thạch. Ra khỏi cửa hang là một khung cảnh sơn thủy hữu tình của mây trời, núi non và sông nước. Hang dài 260 m với nhiều nhũ đá rủ xuống kì ảo.

Hang Nấu Rượu

Trong hang Nấu Rượu có mạch nước ngầm sâu hơn 10m, tương truyền xưa kia các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua.

Hang Ba Giọt

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Hang Ba Giọt có nhiều nhũ đá với đủ màu sắc xuất hiện. Có loại gọi là cây bụt mọc xuyên từ trần ngược xuống. Điểm đặc biệt là các nhũ đá ở hang Ba Giọt không khô như những hang trước mà ướt đẫm và tiếp tục biến hình, hình thành nên những hình dáng, sắc thái mới…

Hang Sính, Hang Si và Hang Ba Giọt gắn liền với truyền thuyết một câu chuyện tình buồn. Xưa có chàng công tử yêu tha thiết một nàng công nương. Khi chàng gánh sính lễ đến hang Sính để cầu hôn thì nàng đã bị cống nạp cho nước láng giềng. Chàng sang hang Ba giọt tắm gội, sau đó ôm khối tình riêng trầm mình ở hang Si.

Hang Bói

Hang Bói là một di chỉ khảo cổ học có giá trị trong quần thể di sản thế giới Tràng An. Lối vào hang sâu thăm thẳm, rậm rạp với nhiều loài cây mọc ken dày, ánh nắng không thể chiếu xuống đất được nên con đường đầy rêu và thảm lá cây.

Hang Bói được phát hiện năm 2002. Lúc đó lòng hang có nhiều vỏ nhuyễn thể, xương động vật và một vài mảnh tước, bằng chứng cho thấy dấu ấn người tiền sử thuộc Văn hóa Hòa Bình sớm cách ngày nay khoảng một vạn năm. Các nhà nghiên cứu thống nhất đặt tên hang Bói vì nó ở trong khu thung Bói gắn với truyền thuyết vua quan nhà Trần từng gieo quẻ bói tại đây.

Khu du lịch Tam Cốc Bích Động- các địa điểm tham quan, địa chỉ, giá vé

– Địa chỉ: Xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình
– Giá vé: vé tham quan 120k/lượt người lớn, trẻ em dưới 1m40 60k/lượt, vé đi đò 150k/lượt (1 đò đi được 4 khách, trẻ em dưới 3 tuổi miễn phí)

 

Khu du lịch Tam Cốc Bích Động hiện có diện tích tự nhiên là 350,3 ha, nằm cách quốc lộ 1A 2 km, cách thành phố Ninh Bình 7 km, cách thành phố Tam Điệp 9 km.

Khu du lịch Tam Cốc Bích Động gồm nhiều tuyến tham quan du thuyền, đi xe đạp và đi bộ nối khoảng gần 20 điểm du lịch.

Các địa điểm tham quan bằng thuyền

Tam Cốc

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Tam Cốc, có nghĩa là “ba hang”, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.

  • Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m. Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng.
  • Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ
  • Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia

Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm. Thuyền đưa du khách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thuỷ, cánh đồng lúa. Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ. Phong cảnh Tam Cốc, nhất là 2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặc màu bạc của nước trên cánh đồng).

Đền Thái Vi

Đền Thái Vi là nơi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Trần Thị Dung. Xưa vùng núi Tam Cốc là nơi nhà Trần về đây dựng hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Có thể đi bộ đến đền Thái Vi từ hành trình Tam Cốc hoặc theo đường bộ cách bến thuyền Tam Cốc 2 km.

Động Thiên Hương

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Động Thiên Hương nằm trên đường từ sông Ngô Đồng vào đền Thái Vi, là một động khô và sáng nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15 m. Động có chiều cao khoảng 60 m, sâu 40 m, rộng 20 m. Đỉnh động rỗng nên động còn có tên là Động Trời. Nằm gọn trong động là miếu thờ bà Trần Thị Dung, vợ vua Lý Huệ Tông. Là một người đã truyền cho nhân dân xã Ninh Hải nghề thêu ren.

Bích Động

Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là “động xanh”, là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Đây là một trong những thắng cảnh nằm trong nhóm được người xưa gọi là “Nam thiên đệ nhất động”, cụ thể Bích Động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động) ở Kẽm Trống]. Bích Động gồm một động khô nằm trên lưng chừng núi (làm chùa Bích Động) và một hang động nước đâm xuyên qua lòng núi (gọi là Xuyên Thủy Động). Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa.

Xuyên Thủy Động

Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núi Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng.

Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào chùa Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.

Động Tiên

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Động Tiên là động khô đẹp của khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Động nằm cách chùa Bích Động gần 1 km. Phạm vi động gồm có ba hang lớn, rộng và cao.

Trần động có nhiều vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc trông như những rễ cây lớn. Trên trần có nhiều dơi và chim cư trú. Đứng từ bên ngoài nhìn động như một lâu đài tráng lệ.

Các biến đổi của tự nhiên tạo nên những hình dáng kỳ thú của nhũ đá trong động với hình thù là cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con sư tử, con hổ, con kỳ đà, con rồng, con đại bàng, và cả những đám mây bay lượn nhiều màu sắc. Những khối đá trong động khi gõ vào sẽ tạo ra nhiều loại âm thanh rất lạ

Chùa Linh Cốc

Chùa Linh Cốc nằm trong núi chùa Móc. Chùa quay hướng tây, phía trước là một cánh đồng nước. Theo văn bia đặt ở chùa, Linh Cốc có từ triều vua Trần Thánh Tông. Sân chùa rộng ở ngay chân núi, hai bên sân có nhà thờ tổ.

3 gian quay hướng tây bắc, đặt tượng thờ thánh tăng là đức A Nam Đà và đức tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón là người Ấn Độ. Nhà trai 5 gian, quay hướng đông nam.Điện Mẫu quay lưng vào sườn núi, hướng tây nam, xây dựng theo kiểu chữ ” Tam”.

Hậu cung là một gian thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh. Thiêu hương gồm 3 gian thờ Công Đồng Thánh Mẫu, Tiền Đường 5 gian, gian cuối bên tay trái có treo quả chuông.

Các địa điểm tham quan bằng đường bộ

Chùa Bích Động

Chùa Bích Động vốn được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê với quy mô là một ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Năm 1705, có hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp nhau kết nghĩa làm anh em.

Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Năm 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối.

Chùa Hạ

Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao dưới chân núi. Trong chùa thờ phật, kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa hạ đều bằng đá liền một khối, không chắp nối, cao hơn 4m, làm được những cột đá như thế là một kỳ công.

Chùa Trung

Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S tới lưng chừng dãy núi Ngũ Nhạc là chùa Trung. Ngay phía trước là hai chữ Bích Động tạc vào vách núi. Đây là một chùa rất độc đáo, ít nơi có được, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên, chùa có 3 gian thờ phật. Lễ Phật xong ở Thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến Động tối.

Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch, thiên nhiên đã miệt mài bao đời chau chuốt tỉ mỉ vô cùng tinh tế sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên những ông tiên, cô tiên, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, voi chầu, hổ phục…

Động Tối

Từ chùa Trung lên cao khoảng 6 m là đến Động Tối. Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch, dài, hơi chếch về phía đông. Nếu động chứa chùa Trung là tầng một của ngôi nhà cao 6 mét thì Động Tối là tầng 2 cao đến 8 mét.

Đường lên Động Tối gần thẳng đứng, đi dưới cầu giải oan, vì cửa động có hình như cầu vồng. Bên trên cửa động có treo chiếc chuông đồng lớn được hai vị sư Trí Kiên và Trí Thể đúc vào năm 1707. Động Tối là một không gian dài, rộng có điện thắp sáng. Tất cả như một thế giới cổ tích bị hoá đá của tạo hoá.

Ra gần cửa Động Tối trước mặt du khách là tượng Đức Phật Di Đà, tượng Văn Thù Bồ Tát. Bên trái là Quan Âm Bồ Tát. Ra đến gần cửa động, bên tay trái du khách là một hang nhỏ, trên cao thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.

 

Chùa Thượng

Lên chùa Thượng, du khách phải bước tới gần 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ Quan Âm Bồ Tát. Đây là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Từ chùa Thượng nhìn ra xa có 5 ngọn núi đứng độc lập chầu về núi Bích Động, trông giống như 5 cánh hoa Sen, gọi là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, núi Gia Định, núi Con Lợn, núi Đầu Cầu và núi Hang Dựa.

Làng Việt Cổ – Cố Viên Lầu

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Cố Viên Lầu là một trong các điểm du lịch nằm trong vùng đệm của Quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình. Cố Viên Lầu là khu nhà cổ gồm nhiều ngôi nhà cổ được sưu tầm chủ yếu tại Ninh Bình và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2008, khu nhà cổ Cố Viên Lầu được ngành Văn hóa – Du lịch Ninh Bình bổ sung vào khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Cố Viên Lầu nằm ngay cạnh bến thuyền Tam Cốc và bên đường đi đền Thái Vi.

Nhà cổ Lưu Phương

Nhà cổ Lưu Phương được sưu tầm tại xã Lưu Phương – Kim Sơn – Ninh Bình. Nhà có diện tích 90 m2, kiến trúc 5 gian 2 trái, bên trên được lợp bằng ngói vẩy cá, nền được lát bằng gạch đỏ một loại gạch được làm thủ công, mang tính nghệ thuật cao. Tính đến nay ngôi nhà cổ này đã có trên 100 năm tuổi,

Toàn bộ nhà được làm từ gỗ xoan rừng của Thanh Hoá. Những hoạ tiết hoa văn đều được đục văn khéo léo và tinh xảo của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm. Phía trên ngôi nhà được làm theo kiểu chồng rường, hạ mê, được đục trạm để đỡ lấy thượng lương xuyên suốt cả năm gian.

Nhà cổ Ý Yên

Nhà cổ Ý Yên được xây dựng năm 1883, sưu tầm tại huyện Ý Yên, Nam Định. Nhà là nơi trưng bày bộ sưu tập đời Lý thế kỷ 12 – 13 gồm: đĩa, bát, âu, thạp men ngọc, men nâu, men tam thái… Mỗi chủng loại cùng niên đại được bày trong một tủ, nhưng dáng kiểu, to, nhỏ khác nhau thể hiện sự sáng tạo phong phú của người thợ thủ công một thời.

Nhà cổ Thọ Xuân

Nhà cổ Thọ Xuân trưng bày bộ sưu tập chóe rồng thời Gia Long (1802) với hơn 100 chiếc không giống nhau, có chiếc độc nhất vô nhị trên thương trường. Nhà cổ Thọ Xuân vốn là ngôi nhà của một thầy mo ở Thanh Hóa gần 200 năm tuổi. Khi mang về đây, những người thợ không thể lắp ráp được. Chỉ đến khi trực tiếp ông thầy cúng ra tay tháo bùa ở trần nhà thì mới lắp ghép lại được.

Nhà cổ Khánh Hòa

Nhà cổ Khánh Hòa là ngôi nhà duy nhất được giữ nguyên cấu trúc của nhà Đại khoa, có trên 100 năm tuổi. Bên trong ngôi nhà được làm từ gỗ và đá này còn trưng bày hoành phi câu đối, tủ chè, sập gụ và bộ sưu tập đồ sứ có từ thế kỷ 18-19.

Làng cổ nông thôn

Trong làng Việt cổ – Cố Viên Lầu có cả một góc giới thiệu về nét đặc trưng của làng cổ nông thôn Việt Nam xưa. Đặc biệt ngôi nhà đất, được phục chế nguyên bản từ ngôi nhà cổ mang hình ảnh kiến trúc nhà của tầng lớp bần nông nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 19.

Khác với cầu kỳ của nhà gỗ, là khu nhà đất ba gian chính và hai gian buồng, mái bằng lá, nền đất sét, vật liệu chủ yếu của những nhà này là đất, rơm rạ, kết hợp với tre, luồng. Nhà có một cửa chính và hai cửa sổ bằng tre. 3 gian chính kê chõng tre, rường ổ.

Trong sân là đụn rơm cao ngất, một chiếc chum đựng nước, một chiếc đơm đặt cá, chiếc cối đá. Bao quanh là rào tre thưa thớt, một vườn rau… những dụng cụ gia đình cũng như dụng cụ nhà nông đặt ở hiên nhà.

Đình cổ Thanh Liêm

Đình cổ Thanh Liêm, được sưu tập tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, nằm tại trung tâm của làng Việt cổ Cố Viên Lầu với diện tích hơn 100m2. Trên mái là những đầu đao cong vút – nét đặc trưng trong kiến trúc đình làng.

Ngoài lớp ngói vảy cá phía trên, bên dưới được trải lớp ngói chiếu mang hình chữ “Thọ”. Chống đỡ mái đình là 28 cột lim đường kính 75 – 85 cm được kê trên những tảng đá xanh chống ẩm thấp và xâm nhập của mối mọt.

Trên những thớ gỗ được các nghệ nhân tài ba đục, chạm những đường nét hoa văn tinh xảo, sống động mà chủ yếu là những bức tranh bốn mùa mang đầy ý nghĩa như: Tùng – Lộc với ý nghĩa vững mạnh lâu dài. Hiện đình là nơi giao lưu của du khách đến Cố Viên Lầu… Đình làng – dấu ấn quen thuộc của mỗi người dân Việt.

Thạch Bích – Thung Nắng

Bắt đầu từ bến thuyền Đình Các (Tam Cốc), đi khoảng hơn 500 mét đường bộ là đến bến thuyền Thạch Bích để đi Thung Nắng. Vượt qua một quãng đường thuỷ với hai bên là đồng lúa rì rào, núi non trùng điệp, qua đền Vối.

Tiếp tục hành trình, các bạn sẽ được ngắm thung nắng với một vùng trời mây, non nước bao bọc xung quanh. Với khoảng 3 km đường thuỷ đi bằng thuyền các bạn sẽ đến với nhiều huyền thoại như núi Ba Dọi, Núi Cóc, núi Măng, núi Vàng…

Thuyền đưa qua hang Thung Nắng dài khoảng 100 m là đền Thung Nắng. Đền được xây dựng trong một không gian tĩnh lặng, lưng đền dựa vào thế núi linh thiêng là nơi thờ Chúa thượng ngàn.

Vườn chim Thung Nham

Khu du lịch Thung Nham – Vườn chim là một tuyến du ngoạn sinh thái thuộc quần thể danh thắng Tràng An, mới hơn so với Tam Cốc. Khu du lịch này nằm tại thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách chùa Bích Động khoảng 5 km về phía Tây với các điểm tham quan chính là động Vái Giời, động Tiên Cá và thung Chim

Động Thiên Hà

Động Thiên Hà nằm trong dải núi Tướng với độ cao gần 200m là một phần của bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ phía tây nam kinh đô Hoa Lư thế kỷ thứ X, gắn liền với những địa danh lịch sử, văn hoá như Bến thuyền Nhà Lê, Núi Phật Đầu Sơn, Thửa Ruộng Đấu Lính…

Hang Múa

Thuộc địa phận thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân. Đây là khu du lịch nhân tạo với các dịch vụ như leo núi, nghỉ ngơi cuối tuần và hội nghị. Hang Múa đã được kết nối với Tam Cốc theo tuyến du lịch tham quan: Bến Cây Đa – Bến Thánh – Hang Cả – Hang Múa – Hang Hai – Hang Ba – Suối Tiên – Khu Du lịch Hang động Tràng An. Tương truyền, hang Múa là nơi biểu diễn văn nghệ, múa hát của các cung nữ thời nhà Trần trước đây.

Khu du lịch vườn chim Thung Nham- các địa điểm tham quan, địa chỉ, giá vé

– Địa chỉ: Thôn Hải Nham, Xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình
– Giá vé: 100k/người lớn, trẻ em từ 0.8m – 1.3m 50k (tham quan sau 17h được giảm 50% giá vé), đi thuyền tham quan vườn chim 30k/lượt, đi thuyền tham quan hang Bụt 20k/lượt
– Giờ mở cửa: 7h30 – 18h

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Không chỉ được biết tới là quần thể núi rừng thơ mộng với rừng nhiệt đới, các loại hang động, sông nước bao quanh, Thung Nham Ninh Bình còn nổi tiếng vì đây là nơi cư trú của rất nhiều loại chim như cò, vạc, le le, sáo đá, mòng két… cùng hai loại chim quý là hồng hạc và phượng hoàng được ghi tên trong sách đỏ. Với nhiều hạng mục cảnh quan cùng các khu lưu trú, khu vui chơi, nhà hàng… Thung Nham là một địa điểm du lịch mà bất cứ một du khách nào tới Ninh Bình cũng không thể bỏ qua.

Địa điểm tham quan ở Thung Nham

Động Vái Giời

Vì động nằm ở cao trên vách núi, thế nên để lên động các bạn cần phải leo hơn 400 bậc đá. Động rộng khoảng 5000m2 với 3 tầng động, bên trong là những khối đá nhũ lung linh huyền bí được ví như “Trần gian, địa ngục và thiên đường”. Nơi đây tương truyền ngày xưa là địa điểm lập đàn tế trời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Hang bụt

Là địa điểm lớn nhất ở Thung Nham với chiều dài hang là 500m. Trong hang có hình ông Bụt ngồi cạnh dòng sông với ý nghĩa ban tặng những điều tốt đẹp đến cho du khách. Trong hang chưa có hệ thống chiếu sáng nên du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác chiếu đèn pin chiêm ngưỡng các nhũ đá.

Vườn chim

Là nơi cư ngụ của hơn 50000 con với 40 loài chim như vạc, cò, diệc, mòng két, chích chòe lửa… và những loại chim quý như hồng hạc hay phượng hoàng. Du khách tới đây sẽ được mãn nhãn với những màn chao lượn trên không của các loài chim.

Cây đa di chuyển

Cây đa tồn tại trong rừng Thung Nham cả ngàn năm qua và 3 lần dịch chuyển quanh ngôi đền cổ.

Cây duối ngàn năm

Gắn liền với một câu chuyện về vua Đinh Tiên Hoàng. Không chỉ thế cây còn mọc trên 1 tảng đá lớn và được xem là cây duối cổ thụ có dáng thế độc và đẹp nhất Việt Nam.

Động Ba Cô

Theo truyền thuyết khi xưa vua Đinh Tiên Hoàng bị đầu độc, các thần y cũng không thể cứu chữa được. Có ba cô gái ở Hoa Lư mộng thấy nước thần giải độc liền đến Thung Nham lấy nước cứu vua nhưng lại bị hổ bắt. Người dân nhớ tới công lao của 3 cô nên đắp mộ và gọi là động Ba Cô.

Động Tiên Cá

Dài hơn 1500m với hệ thống nhũ đá muôn hình vạn trạng đầy tinh xảo. Nơi đây cũng lưu truyền câu chuyện về nàng tiên cá hóa đá.

Động Thủy Cung

Được ví như một cung điện dưới nước đầy nguy nga và tráng lệ mà du khách khó có thể bỏ qua.

Thung lũng tình yêu

Được tạo bởi sự kết hợp hài hòa giữa cỏ cây hoa lá, những khóm lan rừng, đầy sắc màu cùng tiếng chim hót tạo nên một bản tình ca đầy lãng mạn.

Vườn cây ăn quả

Khu vườn với đầy đủ các loại cây như táo, ổi, xoài, hồng, vải… đem lại cho du khách cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Đầm Vân Long

– Địa chỉ: Xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
– Giá vé: Vào cổng 20k, đi đò 60k/2 người

Khí hậu ở đầm Vân Long Ninh Bình quanh năm trong lành, nhưng có lẽ lung linh và thơ mộng nhất là vào mùa hè. Lúc này nó khoác lên mình sắc vàng óng ả của những cánh đồng lúa chín. Mặt nước thì trong veo, yên ả như chiếc gương khổng lồ.

Bao quanh là những ngọn núi đá vôi muôn hình vạn trạng. Đặc biệt, hệ thống hang động với những khối thạch nhũ lâu năm bắt mắt. Mọi thứ góp nhặt lại tô vẽ nên một bức tranh thủy mặc đa sắc đầy lôi cuốn, giống như một kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình – “Cố đô Hoa Lư”

– Giá vé: 20k/lượt

Địa điểm tham quan

  • Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
  • Đền thờ vua Lê Đại Hành
  • Đền thờ Công chúa Phất Kim
  • Chùa Nhất Trụ
  • Sông Sào Khê

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình “Chùa Bái Đính”

– Địa chỉ: Đường Tràng An, Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn

– Giá vé: Tham quan Bảo Tháp 50k/lượt, đi xe điện 30k/lượt

Nhìn tổng thể kiến trúc Bái Đính như một nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam, đặc biệt khu chùa mời xây dựng có những công trình đồ sộ.

Mái chùa chính điện vô cùng đẹp gồm 3 tầng 12 mái cong hình đầu đao, lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống. Bậc thêm trang trí rồng đá kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc.

Những địa điểm tham quan quanh chùa Bái Đính

Hang sáng, động tối

Vượt qua 300 bậc đá lên tới cổng tam quan, chưa rẽ vào cổng vội nhìn sang bên cạnh dốc có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sâu khoảng 25 m, rộng 15 m, cao khoảng hơn 2 m, đi hết đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.

Đền thờ thánh Nguyễn

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Cũng từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan) đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Ngôi đền là một hạng mục kiến trúc thuộc quần thể chùa Bái Đính được xây dưng theo thế tựa núi nhìn sông. Trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.

Một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho vua ông vô tình phát hiện ra một hàng động đẹp mà hợp thế nên xây chùa thờ Phật. Ông không chỉ là một danh ý nổi tiếng bốc thuốc cứu chữa giúp đỡ người dân mà ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng.

Trong một thời gian dài ông đã cất công nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn thời Việt cổ, sưu tầm các đồ đồng cổ nhằm mục đích khôi phục là nghề đúc đồng truyền thống đã mai một.

Giếng Ngọc

Nơi đây tương truyền thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Xung quanh lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn, đứng từ trên đại điện nhìn xuống giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn cây xanh bao phủ, màu nước xanh ngọc bích là điểm nhấn trong tổng thể chùa Bái Đính. Đây còn là giếng chùa được ghi nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam.

Tham quan chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính mới còn nổi tiếng với nhiều hạng mục công trình có tầm vóc lớn trong khu vực Đông Nam Á. Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam có chiều cao 5,5 m, đường kính rộng 3,5 m và có khối lượng đến 36 tấn. Chuông đồng được chạm khác nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí các hình rồng nổi vô cùng sinh động.

Địa điểm du lịch, checkin đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình – “Khu du lịch Hang Múa”

– Địa chỉ: Khê Hạ, Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình
– Giá vé: vào cổng 100k/người, tham quan động Thiên Hà 120k/lượt
– Giờ mở cửa: 8h – 17h

Hang Múa là điểm du lịch nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An, thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thành phố Ninh Bình khoảng 10km, cách thành phố Hà Nội hơn 90km. Tương truyền, vua Trần Thái Tông khi về vùng Hoa Lư lập Am Thái Vi, thường tới đây để nghe các mỹ nữ biểu diễn văn nghệ, múa hát, vì thế đã đặt tên là Hang Múa.

Điểm nhấn của khu du lịch Hang Múa là núi Múa và các công trình có kiến trúc độc đáo. Đầu tiên có thể kể đến là con đường dẫn lên đỉnh núi Múa với hai bên bậc thang là những tượng đá được điêu khắc đẹp mắt bằng nhiều hình thù nghệ thuật đặc sắc như hình tượng rồng, phượng oai phong, lẫm liệt. Trong văn hóa dân gian của người Việt thì đây là những con vật thiêng, thường xuyên được chạm khắc tại các công trình kiến trúc cổ để tăng thêm vượng khí.

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình – “Vườn quốc gia Cúc Phương”

– Địa chỉ: Cách thị trấn Nho Quan 2km, Huyện Nho Quan, Ninh Bình

– Giá dịch vụ: Vào cổng 60k/người, học sinh, sinh viên 20k, trẻ em 10k

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích là 25.000ha và cũng là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đặc trưng của Cúc Phương là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm cùng quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Có không ít loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao đã được phát hiện và bảo tồn tại đây, trong đó nổi bật là loài voọc mông đen trắng được xem là biểu tượng của rừng Cúc Phương.

 Những địa điểm thăm quan khi đến Vườn quốc gia Cúc Phương

Động người xưa

Hay còn có tên là hang Đắng. Đây là nơi lưu giữ những dấu tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là một di sản quý của vườn Cúc Phương.

Hang Con Moong

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Bởi bên ngoài cửa hang có một khối đá lớn nhô ra trông giống hình con thú nên được đặt tên là hang Con Moong (hang con thú theo tiếng Mường). Đây cũng là nơi cư trú của người tối cổ, đồng thời cũng là di chỉ khảo cổ quan trọng được xếp dạng di tích quốc gia.

Động Trăng Khuyết

Nhìn từ xa nhìn cửa động có hình trăng khuyết, động nằm ở sâu phía trong rừng

Đỉnh Mây Bạc

Đỉnh mây bạc có độ cao 648m, từ đỉnh ta có thể ngắm nhìn bao quát toàn cảnh khu vườn quốc gia cùng với cố đô Hoa Lư và chùa Bái Đính. Tuy nhiên đường lên đỉnh Mây Bạc có nhiều dốc đá khá khó đi, thế nên nơi đây chỉ thích hợp với những người có sức khỏe tốt.

Hồ Yên Quang – động Phò Mã

Đi ngược ra đường Nho Quan khoảng 7km, đến cầu Tri Phương rẽ về phía Tây là đến hồ Yên Quang. Đi tiếp qua Thung lá tới chân dãy núi đá vôi là động Phò Mã. Động Phò Mã là công trình kiến trúc ảo diệu của thiên nhiên tạo hóa với vô số nhũ đá có hình thù thú vị.

Những cây cổ thụ ngàn năm

Rừng Cúc Phương có rất nhiều cây cổ thụ như: Cây Đăng cao 45m với đường kính 5m, cây Chò xanh ngàn năm có chu vi hơn 20 người ôm, cây sấu cổ thụ …

Bản Mường

Cúc Phương cũng là nơi sinh sống của cộng đồng người Mường với nhiều nét văn hóa đặc trưng độc đáo như nhà sàn, ruộng bậc thang, khung dệt thổ cẩm…

Trung tâm cứu hộ linh trưởng

Là nơi bảo tồn và nuôi dưỡng nhiều loài linh trưởng quý hiếm. Đến đây du khách sẽ không chỉ được quan sát vẻ đẹp của các loài linh trưởng mà còn được tìm hiểu nhiều hơn kiến thức về loài động vật này.

Hang bụt

– Giá vé: 20k/người

Toạ lạc giữa lòng núi Tướng cách thành phố Ninh Bình 18km, trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư thuộc Thôn Đồng Tâm, xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Hang Bụt hiện dài gần 500m, lòng hang rất rộng và có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ. Nằm chính giữa hang là một tấm nhũ đá cao 1,5m rộng 2m có hình thù giống như một ông bụt hiện ra trong một không gian huyền ảo, lung linh.

Đến với Hang Bụt, du khách sẽ được đi thuyền chèo tay, ngoạn cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ bí của núi rừng sông nước, được lắng nghe tiếng gió ngàn vi vu, hẳn sẽ mang lại những bất ngờ thú vị cho du khách tham quan.

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình – “Thạch Bích – Thung Nắng”

– Giá vé: vào cổng người lớn 15k, trẻ em 5k, đi đò 60k/thuyền

Mặc dù không mang vẻ đẹp trữ tình như Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình hay nổi tiếng như khu du lịch Tràng An Bái Đính, điều mà Thung Nắng gây thương nhớ trong lòng bất kì du khách nào ghé tới nơi đây chính là vẻ hoang sơ và bình dị. Thung Nắng không quá rộng chính vì vậy mà bạn chỉ cần dành ra khoảng chừng nửa ngày là có thể khám phá cũng như tham quan nơi này.

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình – “Động Am Tiêm”

– Giá vé: 20k/lượt

Động An Tiêm là một danh lam thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư tại vùng đất xá Trường yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Động Am Tiêm dưới thời nhà Đinh vốn là nơi nuôi nhốt hổ trừng trị người có tội. Ngay dưới chân núi Đìa là Ao Giải, nơi vua nuôi cá sấu để ném những kẻ có tội xuống ao cho cá ăn thịt. Có thể nói khu vực này là pháp trường xử án để vua trị nước

Đây là nơi vua Lê Đại Hành nhốt các tù binh của nhà Tống xâm lược: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đến khi trao trả cho sức giả Lý Giác vào năm 986. Ngoài ra ở khu vực này có hang Muối, hang Tiền,… là nơi vua cất giữ ngân khố và lương thực vào thời Đinh Lê.

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình “Núi Non Nước”

– Giá vé: 5k/lượt

gia-ve-tham-quan-cac-dia-diem-du-lich-dep-noi-tieng-o-hue

Đỉnh núi cũng tương đối là bằng phẳng, muốn lên tới đỉnh núi phải trải qua 100 bậc đá và được chia làm 5 cấp nhiều bậc đá đã lõm, phẳng lì nhẵn do khách đi lên đây quá nhiều. Lên tới đỉnh núi du khách được chiêm ngưỡng cảnh sông nước bao la, mây trời tuyệt đẹp, cõi lòng lắng xuống để xua tan đi cái mệt mỏi thường ngày. Cây cối nơi đây rất nhiều xanh mát, rất thuận tiện cho khách nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí.

Các địa điểm tham quan

Lầu đón gió ở trên đỉnh núi Non Nước

Lầu đón gió còn là nơi dành cho Trương Hán Siêu cùng với những tao nhân và các vị văn sĩ ngồi tọa đàm ngâm thơ. Xưa kia vào thời nhà Lý nơi đây còn có ngọn tháp Linh Tế cao vút và sau Trương Hán Siêu mô tả cái tháp nổi tiếng này với tên bài:”Linh Tế tháp ký”

Đền thờ Trương Hán Siêu ở chân núi Non Nước

Đền thờ được xây dựng ngay ở dưới chân núi Non Nước thuộc công viên Dục Thúy Sơn. Hàng năm thường là nơi trao giải thưởng văn hóa và khuyến học tại nơi này.

Đền thờ Trương Hán Siêu được kiến trúc theo kiểu chữ đinh. Trên đỉnh đền có hai con rồng chầu mặt nguyệt. Gian Bái Đường ở hai bên cắm bát cửu. Gian cuối cùng của Hậu Cung có tượng thờ Trương Hán Siêu được đúc bằng đồng.

Chùa non nước

Một ngôi chùa cổ được khánh thành vào thời vua Lý Nhân Tông và ở ngay dưới chân núi Non Nước Ninh Bình. Gần đây chùa đã được tu sửa lại khang trang hơn những vẫn giữ được nét vẻ linh thiêng của ngôi chùa cổ này.

Ngay từ thời Lý ngôi chùa đã xuất hiện tháp trong tháp là Thờ Phật có một tượng Phật chính và một số tượng Phật phụ. Nhưng lại đến thế kỉ XVIII thì lại tách ra làm 2 kiến trúc riêng là: chùa và tháp. Đến thời Trần tháp “Linh Tế” bị đổ vỡ nhưng đến năm 1337 lại được xây dựng lại và từ khi xây dựng lại tháp

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình – “Đền Đinh Lê”

– Giá vé: 20k/lượt

Đền Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền toạ lạc ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh. Đền Vua Đinh cùng với đền Vua Lê được xếp hạng “Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam”. Cũng như các di tích khác thuộc cố đô Hoa Lư, đền Vua Đinh nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014.

Địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình “Hồ Đồng Chương”

– Giá vé: 5k/lượt

Hồ Đồng Chương Ninh Bình là một hồ nước ngọt tự nhiên, thuộc địa phận hai xã: Phú Lộc và Phú Long của huyện Nho Quan. Do nằm trong huyện này nên nhiều người còn gọi đây là hồ Đồng Chương Nho Quan. Hồ sở hữu tổng diện tích 45 ha, nằm uốn lượn qua các vạt đồi thông với chu vi dài gần 8 km.

Quý khách vừa tham khảo chi tiết bảng giá vé tham quan du lịch các địa điểm du lịch nổi tiếng, đẹp nhất ở Ninh Bình. Review, kinh nghiệm, đi tour du lịch Ninh Bình có gì? Vui lòng liên hệ

☎️ Hotline tư vấn: 0866.010.055

(Đặt phòng, villa, xe, vé, golf, nhà hàng, voucher, combo, tour, tổ chức tiệc, gala, sự kiện, hội nghị, team building, tour du lịch nghỉ dưỡng trọn gói giá tốt nhất)

Xem thêm: